Quy trình thủ tục
Quy trình thành lập Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Trong bài viết lần trước: Điều kiện thành lập Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Công ty Luật TNHH Inco Minh Anh đã tư vấn cho Nhà đầu tư nước ngoài các điều kiện để thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn Nhà đầu tư quy trình thành lập trung tâm ngoại ngữ.
Bước 1: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mục tiêu dự án Thành lập trung tâm ngoại ngữ
Nhà đầu tư muốn tự mình thành lập Trung tâm ngoại ngữ, không liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức Việt Nam trước tiên phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong quá trình xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến thẩm định của Sở giáo dục và đào tạo vì liên quan đến chương trình đào tạo, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục.
Danh mục hồ sơ theo quy định tại Điều 31 của Luật Đầu tư 2020. Nội dung của hồ sơ cần thỏa mãn tất cả các điều kiện đối với Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP và Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT. Xem chi tiết tại bài viết: Điều kiện thành lập Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Bước 2: Thành lập doanh nghiệp quản lý dự án Thành lập trung tâm ngoại ngữ
Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, hồ sơ gồm: - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập
- Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Tin tức văn bản pháp luật
Thành lập Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài muốn Trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam cần phải đảm bảo các điều kiện quy định theo WTO và theo pháp luật Việt Nam. Trong bài viết lần này, chúng tôi – Công ty Luật TNHH Inco Minh Anh tư vấn cho Nhà đầu tư nước ngoài các điều kiện để thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ nhất, điều kiện theo quy định của WTO
Theo quy định của WTO, điều kiện thành lập Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ) là: Giáo viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận về chuyên môn.
Thứ hai, điều kiện thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam là Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (Điều 28 Nghị định 86/2018/NĐ-CP). Theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP, điều kiện đối với Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
Điều kiện thứ nhất, quy định về cách đặt tên:
Tên của Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài được sắp xếp theo trật tự: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng. Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
Điều kiện thứ hai, điều kiện về suất đầu tư:
Suất đầu tư tối thiểu 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
Điều kiện thứ ba, điều kiện về cơ sở vật chất:
Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy; Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học; Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác. Trường hợp thuê cơ sở vật chất thì phải đảm bảo các điều kiện trên và được thuê ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm.
Điều kiện thứ tư, điều kiện về chương trình giáo dục:
Phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Điều kiện thứ năm, điều kiện về giáo viên:
Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, có ngành đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy; Tỷ lệ học viên/giáo viên quy đổi tối đa là 25 học viên/giáo viên. Tiêu chuẩn của giáo viên quy định tại Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT như sau:
Giáo viên là người Việt Nam đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
-
Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
-
Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể):
Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
Giáo viên là người nước ngoài (không phải người bản ngữ) đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
-
Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
-
Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
-
Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
Điều kiện thứ sáu, điều kiện về Giám đốc trung tâm:
Giám đốc trung tâm đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau (Điều 6 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT):
-
Có nhân thân tốt;
-
Có năng lực quản lý;
-
Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương
-
Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và có văn bản xác nhận kinh nghiệm 03 năm trở lên
Trên đây là toàn bộ các điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam. Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn Nhà đầu tư quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm ngoại ngữ. Hãy theo dõi chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ về đầu tư, kinh doanh, bất động sản, … một cách nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH INCO MINH ANH
Hotline: 0982674857
Email: [email protected]
Quy trình thủ tục, Tư vấn
Điều kiện hoạt động dịch vụ thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài
Các ngành nghề về Dịch vụ thuế (CPC 863) tại Biểu cam kết WTO được hiểu rõ hơn thông qua chính các chức năng của nó. Cụ thể như: Tư vấn thuế, hoạch định, kiểm soát thuế,..thông qua các quy định mà pháp luật cho phép nhưng vẫn phải đảm bảo dựa trên các nguyên tắc, điều kiện thành lập như Đại lý thuế. Nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ điều kiện hoạt động dịch vụ thuế tại Việt Nam theo các điều kiện của WTO và quy định pháp luật Việt Nam
Dịch vụ thuế bao gồm những ngành nghề nào?
Theo Biểu cam kết WTO, dịch vụ thuế bao gồm những hoạt động sau:
Dịch vụ tư vấn và hoạch định thuế kinh doanh (CPC 86301)
Dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp về việc làm cách nào có thể xử lý công việc của họ nhằm giảm thiểu tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận của họ thông qua việc tận dụng tất cả các quyền lợi mà luật pháp cho phép.
Ngoại trừ: Các dịch vụ tư vấn tương tự nhưng bao gồm dịch vụ chuẩn bị hoặc rà soát các khoản thu nhập và báo cáo khác nhau cho khách hàng được liệt kê tại tiểu mục (dịch vụ chuẩn bị và rà soát thuế kinh doanh) Read More
Luật sư của bạn, Tư vấn
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử với nhà đầu tư nước ngoài
Dịch vụ thương mại điện tử (DVTMĐT) là gì?
Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, “Dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động thương mại theo đó bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ”. Hình thức thể hiện rõ nhất của hoạt động TMĐT là cung cấp một website để các tổ chức cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan đến bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Căn cứ vào bản chất của ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư hoạt động DVTMĐT thực hiện đăng ký những mã ngành CPC sau: Dịch vụ thực hiện phần mềm (CPC 842), Các dịch vụ máy tính khác (CPC 849), Dịch vụ xử lý dữ liệu (CPC 843),…
Điều kiện hoạt động dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài
Hoạt động thương mại điện tử thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài nên điều kiện áp dụng khác với nhà đầu tư trong nước. Điều kiện để tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động cung cấp dịch vụ này được cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Quy trình thủ tục, Tư vấn
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM
Dịch vụ việc làm là một trong những ngành nghề phụ trợ thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy Nghị định 23/2021/NĐ-CP và Nghị định 31/2021/NĐ-CP ra đời có quy định như thế nào về điều kiện kinh doanh dịch vụ việc làm với nhà đầu tư nước ngoài, hãy cùng chúng tôi làm rõ trong bài viết này.
Thứ nhất, dịch vụ việc làm bao gồm những hoạt động gì?
Theo quy định tại Điều 36 Luật Việc làm 2013, dịch vụ việc làm bao gồm các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
Như vậy, có thể hiểu dịch vụ việc làm là hoạt động dịch vụ của tổ chức có chức năng cung cấp, giới thiệu việc làm nhằm tạo ra một sản phẩm dịch vụ, theo đó bên cung cấp dịch vụ thực hiện các hoạt động tuyển chọn, đào tạo lao động theo nhu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn của khách hàng là người sử dụng lao động. Kết quả của sản phẩm dịch vụ việc làm là người lao động tìm được vị trí làm việc phù hợp, người sử dụng lao động tìm được người thích hợp phụ trách công việc mà mình cần tuyển dụng.
Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ việc làm phải thành lập doanh nghiệp. Read More
Quy trình thủ tục
Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo của nhà đầu tư nước ngoài tại VN
Thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn thuộc Dịch vụ giáo dục và là một trong những ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm trung tâm đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, văn hóa, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, kể cả cơ sở đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ được phép hoạt động tại Việt Nam thành lập (Điều 2 Nghị định 86/2018NĐ-CP). Ví dụ: Trung tâm đào tạo ngoại ngữ, Trung tâm đào tạo tin học, Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm (nấu ăn, nhảy, may mặc,…..),….
Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo
Thứ nhất, điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo biểu cam kết WTO
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn thuộc ngành dịch vụ giáo dục cho người lớn (CPC 924) được Việt Nam cam kết mở cửa tự do; không hạn chế kể từ ngày 01/01/2009. Nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch là thành viên của WTO có thể thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với số vốn nước ngoài tối đa là 100% tại Việt Nam. Read More
Tin tức văn bản pháp luật, Tư vấn
Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhằm nâng cao hiệu quả, hợp tác đầu tư trong và ngoài nước, phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, địa bàn trọng điểm trên cơ sở bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư 2020, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021 với nhiều điều khoản khuyến khích phát triển các dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tại Điều 20 Luật Đầu Tư 2020 đã lần đầu quy định về hình thức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt với những nội dung sau:
Thứ nhất, về đối tượng được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
“Ưu đãi đầu tư” được hiểu là những chính sách có lợi được nhà nước dành cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư có hoạt động đầu tư vào các ngành nghề, các địa bàn được nhà nước khuyến khích. “Hỗ trợ đầu tư” là những biện pháp mà nhà nước tạo cơ hội cho phép nhà đầu tư được hưởng khi đạt điều kiện nhất định nhằm thu hút đầu tư.
Theo đó các nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt trong luật đầu tư 2020 bao gồm:
Những đối tượng được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt thuộc nhóm đối tượng có các dự án đầu tư tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Các dự án đầu tư này được quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 6 Điều 20 LĐT 2020, như sau:
- Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ví dụ: Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (viết tắt là NIC), trụ sở tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc thành lập theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg hoạt động theo cơ chế tự chủ. Với chức năng hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học và công nghệ. - Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư (Danh mục ngành nghề thuộc Phụ lục 2 Nghị định 31/2021/NĐ-CP) có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Dự án đầu tư đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (điển hình là Phú Quốc)
HỎI ĐÁP, Tin tức văn bản pháp luật, Văn bản pháp luật
Lương tháng đóng BHXH bắt buộc cho người lao động từ tháng 9/2021
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2018, tại Điều 89 có quy định“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động”. Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ 1/9/2021 quy định các khoản không bao gồm trong lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Trong các hợp đồng lao động, bên cạnh mức lương, thì thỏa thuận về bảo hiểm xã hội là vấn đề người sử dụng lao động và người lao động đặc biệt quan tâm và còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Chúng tôi, công ty tư vấn luật Inco Minh Anh sẽ phân tích và làm rõ trong bài viết này căn cứ theo các thông tư mới được Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành.
Thứ nhất, các khoản được tính vào lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội (bắt buộc) bao gồm:
1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định pháp luật; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì là mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
2. Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
3. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Read More
Tin tức văn bản pháp luật
Lưu ý đối với người sử dụng lao động từ 2021 (Bộ luật Lao động 2019)
Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 với nhiều quy định mới. Một số lưu ý nổi bật đối với người sử dụng lao động như sau:
1. Thay đổi về thời gian thử việc
Bộ luật Lao động 2019 bắt buộc các bên phải ký hợp đồng thử việc, có thể ghi nhận thành hợp đồng riêng, thoả thuận bằng miệng hay ghi nào nội dung của hợp đồng lao động. Ngoài ra, thay đổi quy định về đối tượng không phải ký hợp đồng thử việc (đối tượng có hợp đồng lao động dưới 01 tháng) và mở rộng đối tượng thử việc. Thời gian thử việc đối với từng đối tượng được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
“1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
2. NSDLĐ đơn phương chấm dứt mà không cần báo trước (Điều 36 Bộ luật Lao động 2019)
Những trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt mà không cần báo trước bao gồm:
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên
- NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31
3. Quy định về tiền lương
Bộ luật Lao động 2019 có thêm một số yêu cầu trong vấn đề tiền lương như sau:
- Không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ; không được ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của NSDLĐ hoặc của đơn vị khác mà NSDLĐ chỉ định.
- Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ; trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền theo quy định tại điều 95.
- Trường hợp nghỉ việc vì sự cố điện nước mà không phải do lỗi NSDLĐ và không phải do thiên tai… theo quy định tại Điều 95 thì tiền lương không được thấp hơn lương tối thiểu vùng
4. Một số quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
– Thời gian làm thêm giờ tối đa 40h/tháng (điều 105)
– Bổ sung các trường hợp không được làm thêm quá 300 giờ/năm (Điều 107)
– Trường hợp đặc biệt sẽ không bị giới hạn giờ làm thêm (Điều 108)
– Thêm các công việc được quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi riêng (Điều 109)
– NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ biết
5. Tuổi nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ được quy định như sau:
2021 | Tăng hàng năm | Tới hạn | |
Nam | 60 tuổi 3 tháng | 3 tháng/năm | 62 tuổi từ 2028 |
Nữ | 55 tuổi 4 tháng | 4 tháng/năm | 60 tuổi từ 2035 |
Nặng nhọc | Ít hơn không quá 05 năm | Ít hơn không quá 05 năm | Ít hơn không quá 05 năm |
Tuổi nghỉ hưu thay đổi dẫn đến trường hợp điều kiện nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu trong một số trường hp bị thay đổi (Điều 218). Đối với lao động nam, tiền lương làm căn cứ tính lương hưu là tiền lương bình quân của 20 đóng BHXH.
6. Một số điểm mới khác
– Hình thức hợp đồng lao động có thể giao kết thông qua phương tiện điện tử (Điều 14)
– Loại hợp đồng lao động (Điều 20)
– Nghỉ Quốc Khánh 02 ngày nguyên lương
– Lao động nữ “làm việc nặng nhọc” khi đang mang thai có thể bớt 1 giờ làm việc mỗi ngày, hưởng nguyên lương (Điều 137)
– Ngoài thưởng bằng tiền, có thể là tài sản, hình thức khác (Điều 104)
– Thời hiệu xử lý KLLĐ: Cho phép kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật thêm 60 ngày trong một số trường hợp (Điều 122)
– Một số điểm mới về giải quyết tranh chấp lao động: Điều 185, 187, 188, 190, 194, 199,…
Quý công ty có nhu cầu tư vấn, thực hiện quy định của Bộ Luật Lao động 2019; hoặc bất kỳ nhu cầu khác về tư vấn pháp luật, tư vấn bất động sản vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Hotline: 0982674857
Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
1. M&A là gì?
M&A là chữ viết tắt của hai từ tiếng anh là “merger” (sát nhập) và “acquisition” (mua lại). M&A là hoạt động do một cá nhân hay tổ chức tiến hành mua lại sản nghiệp sẵn có của một cá nhân hay tổ chức khác. Sản nghiệp đó có thể dưới hình thức một công ty hoặc là tổng hợp tài sản, nhân lực, phương thức. mô hình để tiến hành hoạt động kinh doanh nào đó.
2. Các loại giao dịch M&A :
M&A có hai loại chính là mua cổ phần và mua tài sản.
Các yếu tố tác động đến lý do các bên tiến hành lựa chọn phương thức mua cổ phần hoặc mua tài sản để bao gồm: mục đích thương mại, pháp lý, thuế, chấp thuận của bên thứ ba, thời gian cần thiết để hoàn thành giao dịch,… Cũng có khi hai phương thức mua cổ phần và mua tài sản được kết hợp trong một giao dịch nhằm tận dụng ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức.
– Mua cổ phần (Share acquisition):
là hình thức bên mua sẽ mua cổ phần/ phần vốn góp trong một công ty đã thành lập và đang tồn tại nhằm trở thành chủ sở hữu duy nhất, cổ đông hoặc thành viên của công ty đó -> Bên mua có quyền điều hành và gián tiếp sở hữu tài sản mà công ty mục tiêu có. Cổ phần mà bên mua mua được trở thành tài sản của bên mua và bên mua có quyền định đoạt cổ phần đó theo quy định pháp luật, điều lệ và thỏa thuận riêng giữa bên mua và những cổ đông khác của công ty.
– Mua tài sản (Business acquisition):
là hình thức mà bên mua có được quyền sở hữu đối với tài sản mà bên bán đem ra bán. Tài sản có thể là hữu hình hoặc vô hình, hiểu theo nghĩa rộng: uy tín, đội ngũ nhân sự, nguồn hàng, mạng lưới phân phối è Bên mua trở thành chủ sở hữu trực tiếp của tài sản và vận hành kinh doanh theo cách thức của mình. Giao dịch mua tài sản thường được thực hiện ở VN là chuyển nhượng dự án đầu tư.
– Sáp nhập/ hợp nhất (Merger)
cũng có thể được xem là loại giao dịch M&A thứ ba, tuy nhiên, về bản chất, sáp nhập/ hợp nhất có nhiều điểm tương đồng với giao dịch mua cổ phần: cổ đông của công ty bị sáp nhập hoặc nhận hợp nhất; công ty nhận sáp nhập hoặc hợp nhất kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất và thường không có việc lựa chọn tài sản khi tiến hàn sáp nhập/ hợp nhất. Đây là bước đệm để hai hay nhiều công ty được sáp nhập/ hợp nhất với nhau do đã cùng chủ sở hữu. Read More
Tin tức văn bản pháp luật
Việt Nam thành lập tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài
1. Thành lập tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài (Tổ công tác)
Đứng đầu Tổ công tác (Tổ trưởng) là Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Tổ phó thường trực là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổ phó: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các thành viên sẽ là lãnh đạo các bộ, cơ quan ban hành có liên quan.
a, Nhiệm vụ chủ yếu:
- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách, tiêu chí, chuẩn mực hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế và các giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới.
- Chủ động bằng các biện pháp linh hoạt, phù hợp để có thể tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, có công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị (chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối) nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu
cầu hợp tác đầu tư cùng có lợi. - Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thu hút các dự án có chất lượng; quy mô vốn lớn; công nghệ cao; đổi mới sáng tạo; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực; nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam.
- Tổ chức điều phối liên ngành, liên cấp và liên vùng để thúc đẩy việc hình thành các chuỗi dự án liên kết và hỗ trợ, triển khai thuận lợi, hiệu quả.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao; định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác đầu tư của Tổ công tác.
b, Quyền hạn:
- Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ: các chính sách, quy định, các gói ưu đãi, hỗ trợ cũng như đặt ra các yêu cầu đối với từng dự án đảm bảo hợp tác đầu tư hai bên cùng có lợi.
- Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các thông tin, hợp tác với Tổ công tác trong hoạt động xúc tiến, triển khai các dự án đầu tư.
- Tổ trưởng Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Tổ phó thường trực và Tổ phó Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Ý nghĩa của việc thành lập Tổ công tác
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid -19 đang diễn ra phức tạp nhưng tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát một cách chặt chẽ theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Chính vì thế, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần thúc đẩy nền kinh tế, phục hồi tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
Tổ công tác sẽ đưa ra những phương án thu hút các dự án có chất lượng; quy mô vốn lớn; công nghệ cao; đổi mới sáng tạo; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực; nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam.
Việc thành lập dự kiến sẽ chuẩn bị cho Việt Nam nắm bắt cơ hội tiếp nhận dòng vốn FDI đang được chuyển từ Trung Quốc sau đại dịch bệnh Covid-19
Ngày 8/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất áp dụng cho một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dich Covid 19. Các nội dung cơ bản của Nghị định 41/2020/NĐ-CP bao gồm:
1. Đối tượng áp dụng gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất gồm:
1.1. Nhóm thứ nhất:
Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế:
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;
– Sản xuất, chế biến thực phẩm;
– Dệt;
– Sản xuất trang phục;
– Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan;
– Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); Sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện;
– Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy;
– Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic;
– Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác;
– Sản xuất kim loại;
– Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại;
– Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học;
– Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác
– Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;
– Xây dựng; Read More