Đầu tư, Quy trình thủ tục, Tư vấn, Văn bản pháp luật
Các hình thức ưu đãi đầu tư khi mở doanh nghiệp tại Việt Nam
Ưu đãi đầu tư là một trong những chính sách giúp Việt Nam phát triển kinh tế, thu hút các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Singapore,…) vào Việt Nam trong những năm qua. Vậy Các chính sách ưu đãi đầu tư cơ bản là gì, thủ tục tại Việt Nam như thế nào, công ty Luật inco Minh Anh sẽ tóm tắt cho quý khách hàng quan tâm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ hình thứ miễn 2 năm, giảm 50% trong 04 năm tiếp theo khi đầu tư dự án mới trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tại Việt Nam);
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (ví dụ đối vơi dự án EP trong khu chế xuất tại Việt Nam);
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất (ví dụ đối với các dự án ở khu vực miền núi, vùng nghèo, có điều kiện kinh tế còn khó khăn, giúp phát triển hạ tầng địa phương;
- Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế (ví dụ đối với các dự án có hàm lương công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến).
Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư như sau:
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư quy định hình thức, căn cứ, điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các Điều 15 và 16 của Luật Đầu tư và Điều 19 của Nghị định này.
- Căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.
- Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với một số doanh nghiệp, dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định này gồm:
Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
Đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao;
Đối với dự án công nghiệp hỗ trợ là Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
Đối với dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao là Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 19 của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.
Chi tiết, quý doanh nghiệp, nhà đầu tư xin liên hệ với luật sư của công ty luật Inco Minh Anh để được tư vấn.
Leave a reply