HỎI ĐÁP, Tin tức văn bản pháp luật
Nhà đầu tư Trung Quốc có Hộ chiếu loại E
Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện các thủ tục hành chính tại Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì công dân Việt Nam sẽ phải xuất trình chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, còn người nước ngoài sẽ xuất trình hộ chiếu. Trong hồ sơ nộp cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục hành chính thì bao giờ cũng yêu cầu nộp bản sao hộ chiếu của người nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện thủ tục hành chính tại Việt Nam sẽ phải sao y hay còn gọi chứng thực bảo sao từ bản chính hộ chiếu.
Tuy nhiên, khi Trung Quốc cấp cho công dân hộ chiếu điện tử có ký hiệu bắt đầu bằng chữ cái E và trong quyển hộ chiếu có trang có đường lưỡi bò hay còn gọi là đường chín đoạn mà Việt Nam không công nhận do đó sẽ xuất hiện một số vướng mắc khi người Trung Quốc thực hiện các thủ tục hành chính tại Việt Nam. Read More
Tin tức văn bản pháp luật, Tư vấn, Văn bản pháp luật
Một số chính sách quan trọng của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 có hiệu lực từ 1/1/2023
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi được Quốc hội khóa XV thông qua vào kỳ họp thứ 3, ngày 6/6/2022, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023. Công ty Luật TNHH Inco Minh Anh xin tóm tắt để khách hàng lưu ý như sau:
Thứ nhất: là chính sách đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao Quyền tác giả (QTG), Quyền liên quan đến quyền tác giả (QLQ). Theo đó, các quy định liên quan đến xác định chủ thể nắm giữ quyền tài sản (chủ sở hữu, tác giả, người biểu diễn) được quy định rõ ràng và cụ thể hơn, giúp cho quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng trong các hợp đồng chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giá, quyền tác giả liên quan được thuận lợi hơn. Điểm nổi bật của dự thảo Luật là quy định cho phép chuyển giao một số quyền nhân thân theo thỏa thuận (thỏa thuận đặt tên, sửa đổi tác phẩm) phù hợp với đặc thù của lĩnh vực quyền tác giả nhằm giải quyết những vướng mắc tồn tại trong thực tiễn thời gian qua như trường hợp có nhu cầu thay đổi tên tác phẩm, sửa đổi, nâng cấp chương trình máy tính v.v.
Thứ hai, chính sách khuyến khích để tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách Nhà nước.
Theo đó luật quy định trao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, đồng thời có cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả phù hợp. Quy định này không chỉ khắc phục các bất cập hiện nay về việc đăng ký và khai thác các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ do nhà nước đầu tư mà còn là cú hích để khuyến khích các chủ thể nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ động đăng ký, khai thác các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra; thúc đẩy quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ, thương mại hóa và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển, nghiên cứu sản phẩm, qua đó thu về nhiều lợi ích kinh tế cũng như đạt được các mục tiêu về an sinh xã hội. Read More
Đầu tư, Tin tức văn bản pháp luật
Chủ tịch tập đoàn Samsung khánh thành trung tâm R&D tại Việt Nam
Sáng ngày 23/12/2022, tân Chủ tịch Samsung Ông Lee Jae-yong đã có mặt Hà Nội để tham dự buổi lễ khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn Sam Sung. Được biết, thông qua việc xây dựng trung tâm R&D tại Việt Nam, Tập Đoàn Samsung mong muốn nâng tầm Việt Nam “vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất toàn cầu, trở thành cứ điểm chiến lược ưu tiên hàng đầu về nghiên cứu và phát triển quy mô lớn”. Việc này cũng góp phần nâng cao năng lực công nghiệp cho Việt Nam trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
Tin tức văn bản pháp luật
Khuyến khích nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam
Năm 2022, Hàn Quốc tiếp tục là một trong những nước đứng đầu đầu tư vào Việt Nam, tiếp nối mối quan hệ tốt đẹp đó, sáng 6/12, sau khi dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tại thủ đô Seoul với hơn 500 đại diện tới từ các doanh nghiệp của hai nước, Chủ tịch nước Việt Nam, Ông Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi Tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn Hàn Quốc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Cùng dự tọa đàm, có các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và công ty Luật Kim & Chang, lãnh đạo ngân hàng Shinhan Bank, ngân hàng Hana, tập đoàn tài chính Hana, tập đoàn tài chính Woori, tập đoàn tài chính KB, tập đoàn LG, công ty Samsung SDS, Hyundai Motor, tập đoàn tài chính Nonghyu, … Read More
HỎI ĐÁP, Tin tức văn bản pháp luật
Lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu và tối đa từ 1/1/2023
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu và tối đa năm 2023 là bao nhiêu:
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối thiểu năm 2023: căn cứ Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ 01/7/2023: Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành). tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở. Như vậy, lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2023 là 36.000.000 đồng. Read More
Tin tức văn bản pháp luật
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2022 tăng 15% so với 2021
Theo số liệu của cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2023 đã đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 0,4% so với 10 tháng và tăng 10,3% so với 9 tháng. Song song với vốn đăng ký mới đang dần được cải thiện, vốn điều chỉnh tiếp tục tăng 18,9%, điểm đáng chú ý là vốn giải ngân tích cực, đạt 19,68 tỷ USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước có 1.812 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu không tính 2 dự án quy mô lớn được cấp chứng nhận đầu tư trong 11 tháng năm ngoái (Điện LNG Long An I và II với vốn đầu tư 3,1 tỷ USD; Dự án Nhiệt điện Ô Môn II với vốn đầu tư 1,3 tỷ USD), thì vốn đầu tư đăng ký mới 11 tháng năm 2022 tăng 19,3% so với cùng kỳ. Số dự án đầu tư mới cũng tiếp tục tăng so với cùng kỳ và tăng hơn so với các tháng đầu năm.
Cùng với đó, có 994 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 13,3% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 9,54 tỷ USD (tăng 23,3% so với cùng kỳ). Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, việc vốn điều chỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng là tín hiệu khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam.
Với hơn 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2022, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 5,78 tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với trên hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký trên hơn 4,1 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư; tiếp theo lần lượt là Trung Quốc, Hồng Kông, Đan Mạch. Read More
Quy trình thủ tục, Tin tức văn bản pháp luật, Văn bản pháp luật
Lưu ý về việc đăng ký khoản vay (của doanh nghiệp nước ngoài) đối với ngân hàng Nhà Nước
Công ty Luật Inco Minh Anh xin gửi một số lưu ý thay đổi đối với quản lý vay, trả nợ nước ngoài theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ 15/11/2022 như sau:
Về việc gia hạn thời hạn tối đa mà các khoản vay nước ngoài ngắn hạn quá 1 năm có thể thực hiện thanh toán mà không cần đăng ký khoản vay với SBV từ 10 ngày lên 30 ngày làm việc (Điều 11), Bổ sung thêm các hồ sơ phải gửi ngân hàng cung ứng dịch vụ khi rút vốn, trả nợ (điều 45) (áp dụng cả với khoản vay ngắn hạn dưới 01 năm, nhập khẩu hàng hóa trả chậm (*)):
Phương án sử dụng vốn vay và Tài liệu chấp hành chế độ báo cáo trực tuyến về tình hình vay, trả nợ nước ngoài. Read More
Tin tức văn bản pháp luật
Thành lập Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài muốn Trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam cần phải đảm bảo các điều kiện quy định theo WTO và theo pháp luật Việt Nam. Trong bài viết lần này, chúng tôi – Công ty Luật TNHH Inco Minh Anh tư vấn cho Nhà đầu tư nước ngoài các điều kiện để thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ nhất, điều kiện theo quy định của WTO
Theo quy định của WTO, điều kiện thành lập Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ) là: Giáo viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận về chuyên môn.
Thứ hai, điều kiện thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam là Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (Điều 28 Nghị định 86/2018/NĐ-CP). Theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP, điều kiện đối với Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
Điều kiện thứ nhất, quy định về cách đặt tên:
Tên của Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài được sắp xếp theo trật tự: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng. Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
Điều kiện thứ hai, điều kiện về suất đầu tư:
Suất đầu tư tối thiểu 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
Điều kiện thứ ba, điều kiện về cơ sở vật chất:
Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy; Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học; Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác. Trường hợp thuê cơ sở vật chất thì phải đảm bảo các điều kiện trên và được thuê ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm.
Điều kiện thứ tư, điều kiện về chương trình giáo dục:
Phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Điều kiện thứ năm, điều kiện về giáo viên:
Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, có ngành đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy; Tỷ lệ học viên/giáo viên quy đổi tối đa là 25 học viên/giáo viên. Tiêu chuẩn của giáo viên quy định tại Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT như sau:
Giáo viên là người Việt Nam đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
-
Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
-
Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể):
Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
Giáo viên là người nước ngoài (không phải người bản ngữ) đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
-
Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
-
Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
-
Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
Điều kiện thứ sáu, điều kiện về Giám đốc trung tâm:
Giám đốc trung tâm đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau (Điều 6 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT):
-
Có nhân thân tốt;
-
Có năng lực quản lý;
-
Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương
-
Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và có văn bản xác nhận kinh nghiệm 03 năm trở lên
Trên đây là toàn bộ các điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam. Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn Nhà đầu tư quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm ngoại ngữ. Hãy theo dõi chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ về đầu tư, kinh doanh, bất động sản, … một cách nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH INCO MINH ANH
Hotline: 0982674857
Email: [email protected]
Tin tức văn bản pháp luật, Tư vấn
Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhằm nâng cao hiệu quả, hợp tác đầu tư trong và ngoài nước, phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, địa bàn trọng điểm trên cơ sở bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư 2020, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021 với nhiều điều khoản khuyến khích phát triển các dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tại Điều 20 Luật Đầu Tư 2020 đã lần đầu quy định về hình thức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt với những nội dung sau:
Thứ nhất, về đối tượng được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
“Ưu đãi đầu tư” được hiểu là những chính sách có lợi được nhà nước dành cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư có hoạt động đầu tư vào các ngành nghề, các địa bàn được nhà nước khuyến khích. “Hỗ trợ đầu tư” là những biện pháp mà nhà nước tạo cơ hội cho phép nhà đầu tư được hưởng khi đạt điều kiện nhất định nhằm thu hút đầu tư.
Theo đó các nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt trong luật đầu tư 2020 bao gồm:
Những đối tượng được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt thuộc nhóm đối tượng có các dự án đầu tư tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Các dự án đầu tư này được quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 6 Điều 20 LĐT 2020, như sau:
- Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ví dụ: Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (viết tắt là NIC), trụ sở tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc thành lập theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg hoạt động theo cơ chế tự chủ. Với chức năng hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học và công nghệ. - Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư (Danh mục ngành nghề thuộc Phụ lục 2 Nghị định 31/2021/NĐ-CP) có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Dự án đầu tư đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (điển hình là Phú Quốc)
HỎI ĐÁP, Tin tức văn bản pháp luật, Văn bản pháp luật
Lương tháng đóng BHXH bắt buộc cho người lao động từ tháng 9/2021
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2018, tại Điều 89 có quy định“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động”. Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ 1/9/2021 quy định các khoản không bao gồm trong lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Trong các hợp đồng lao động, bên cạnh mức lương, thì thỏa thuận về bảo hiểm xã hội là vấn đề người sử dụng lao động và người lao động đặc biệt quan tâm và còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Chúng tôi, công ty tư vấn luật Inco Minh Anh sẽ phân tích và làm rõ trong bài viết này căn cứ theo các thông tư mới được Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành.
Thứ nhất, các khoản được tính vào lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội (bắt buộc) bao gồm:
1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định pháp luật; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì là mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
2. Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
3. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Read More
Tin tức văn bản pháp luật
Lưu ý đối với người sử dụng lao động từ 2021 (Bộ luật Lao động 2019)
Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 với nhiều quy định mới. Một số lưu ý nổi bật đối với người sử dụng lao động như sau:
1. Thay đổi về thời gian thử việc
Bộ luật Lao động 2019 bắt buộc các bên phải ký hợp đồng thử việc, có thể ghi nhận thành hợp đồng riêng, thoả thuận bằng miệng hay ghi nào nội dung của hợp đồng lao động. Ngoài ra, thay đổi quy định về đối tượng không phải ký hợp đồng thử việc (đối tượng có hợp đồng lao động dưới 01 tháng) và mở rộng đối tượng thử việc. Thời gian thử việc đối với từng đối tượng được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
“1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
2. NSDLĐ đơn phương chấm dứt mà không cần báo trước (Điều 36 Bộ luật Lao động 2019)
Những trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt mà không cần báo trước bao gồm:
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên
- NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31
3. Quy định về tiền lương
Bộ luật Lao động 2019 có thêm một số yêu cầu trong vấn đề tiền lương như sau:
- Không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ; không được ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của NSDLĐ hoặc của đơn vị khác mà NSDLĐ chỉ định.
- Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ; trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền theo quy định tại điều 95.
- Trường hợp nghỉ việc vì sự cố điện nước mà không phải do lỗi NSDLĐ và không phải do thiên tai… theo quy định tại Điều 95 thì tiền lương không được thấp hơn lương tối thiểu vùng
4. Một số quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
– Thời gian làm thêm giờ tối đa 40h/tháng (điều 105)
– Bổ sung các trường hợp không được làm thêm quá 300 giờ/năm (Điều 107)
– Trường hợp đặc biệt sẽ không bị giới hạn giờ làm thêm (Điều 108)
– Thêm các công việc được quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi riêng (Điều 109)
– NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ biết
5. Tuổi nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ được quy định như sau:
2021 | Tăng hàng năm | Tới hạn | |
Nam | 60 tuổi 3 tháng | 3 tháng/năm | 62 tuổi từ 2028 |
Nữ | 55 tuổi 4 tháng | 4 tháng/năm | 60 tuổi từ 2035 |
Nặng nhọc | Ít hơn không quá 05 năm | Ít hơn không quá 05 năm | Ít hơn không quá 05 năm |
Tuổi nghỉ hưu thay đổi dẫn đến trường hợp điều kiện nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu trong một số trường hp bị thay đổi (Điều 218). Đối với lao động nam, tiền lương làm căn cứ tính lương hưu là tiền lương bình quân của 20 đóng BHXH.
6. Một số điểm mới khác
– Hình thức hợp đồng lao động có thể giao kết thông qua phương tiện điện tử (Điều 14)
– Loại hợp đồng lao động (Điều 20)
– Nghỉ Quốc Khánh 02 ngày nguyên lương
– Lao động nữ “làm việc nặng nhọc” khi đang mang thai có thể bớt 1 giờ làm việc mỗi ngày, hưởng nguyên lương (Điều 137)
– Ngoài thưởng bằng tiền, có thể là tài sản, hình thức khác (Điều 104)
– Thời hiệu xử lý KLLĐ: Cho phép kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật thêm 60 ngày trong một số trường hợp (Điều 122)
– Một số điểm mới về giải quyết tranh chấp lao động: Điều 185, 187, 188, 190, 194, 199,…
Quý công ty có nhu cầu tư vấn, thực hiện quy định của Bộ Luật Lao động 2019; hoặc bất kỳ nhu cầu khác về tư vấn pháp luật, tư vấn bất động sản vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Hotline: 0982674857
Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Tin tức văn bản pháp luật
Việt Nam thành lập tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài
1. Thành lập tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài (Tổ công tác)
Đứng đầu Tổ công tác (Tổ trưởng) là Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Tổ phó thường trực là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổ phó: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các thành viên sẽ là lãnh đạo các bộ, cơ quan ban hành có liên quan.
a, Nhiệm vụ chủ yếu:
- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách, tiêu chí, chuẩn mực hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế và các giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới.
- Chủ động bằng các biện pháp linh hoạt, phù hợp để có thể tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, có công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị (chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối) nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu
cầu hợp tác đầu tư cùng có lợi. - Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thu hút các dự án có chất lượng; quy mô vốn lớn; công nghệ cao; đổi mới sáng tạo; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực; nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam.
- Tổ chức điều phối liên ngành, liên cấp và liên vùng để thúc đẩy việc hình thành các chuỗi dự án liên kết và hỗ trợ, triển khai thuận lợi, hiệu quả.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao; định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác đầu tư của Tổ công tác.
b, Quyền hạn:
- Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ: các chính sách, quy định, các gói ưu đãi, hỗ trợ cũng như đặt ra các yêu cầu đối với từng dự án đảm bảo hợp tác đầu tư hai bên cùng có lợi.
- Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các thông tin, hợp tác với Tổ công tác trong hoạt động xúc tiến, triển khai các dự án đầu tư.
- Tổ trưởng Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Tổ phó thường trực và Tổ phó Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Ý nghĩa của việc thành lập Tổ công tác
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid -19 đang diễn ra phức tạp nhưng tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát một cách chặt chẽ theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Chính vì thế, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần thúc đẩy nền kinh tế, phục hồi tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
Tổ công tác sẽ đưa ra những phương án thu hút các dự án có chất lượng; quy mô vốn lớn; công nghệ cao; đổi mới sáng tạo; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực; nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam.
Việc thành lập dự kiến sẽ chuẩn bị cho Việt Nam nắm bắt cơ hội tiếp nhận dòng vốn FDI đang được chuyển từ Trung Quốc sau đại dịch bệnh Covid-19