Đầu tư, Luật sư của bạn
Năm hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Căn cứ theo luật đầu tư 2020, có năm hình thức đầu tư vào Việt Nam năm 2023
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Theo Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định nếu tổ chức kinh tế (trong nước) đầu tư theo các hình thức (1), (2), và (4) mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài: Read More
Đầu tư, Tin tức văn bản pháp luật
Chủ tịch tập đoàn Samsung khánh thành trung tâm R&D tại Việt Nam
Sáng ngày 23/12/2022, tân Chủ tịch Samsung Ông Lee Jae-yong đã có mặt Hà Nội để tham dự buổi lễ khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn Sam Sung. Được biết, thông qua việc xây dựng trung tâm R&D tại Việt Nam, Tập Đoàn Samsung mong muốn nâng tầm Việt Nam “vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất toàn cầu, trở thành cứ điểm chiến lược ưu tiên hàng đầu về nghiên cứu và phát triển quy mô lớn”. Việc này cũng góp phần nâng cao năng lực công nghiệp cho Việt Nam trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
Đầu tư, Quy trình thủ tục, Tư vấn, Văn bản pháp luật
Các hình thức ưu đãi đầu tư khi mở doanh nghiệp tại Việt Nam
Ưu đãi đầu tư là một trong những chính sách giúp Việt Nam phát triển kinh tế, thu hút các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Singapore,…) vào Việt Nam trong những năm qua. Vậy Các chính sách ưu đãi đầu tư cơ bản là gì, thủ tục tại Việt Nam như thế nào, công ty Luật inco Minh Anh sẽ tóm tắt cho quý khách hàng quan tâm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ hình thứ miễn 2 năm, giảm 50% trong 04 năm tiếp theo khi đầu tư dự án mới trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tại Việt Nam);
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (ví dụ đối vơi dự án EP trong khu chế xuất tại Việt Nam);
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất (ví dụ đối với các dự án ở khu vực miền núi, vùng nghèo, có điều kiện kinh tế còn khó khăn, giúp phát triển hạ tầng địa phương;
- Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế (ví dụ đối với các dự án có hàm lương công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến).
Đầu tư, Tin tức văn bản pháp luật
Bộ Công Thương công bố cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh
Ngày 20/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018.
Read More
Đầu tư, Tin tức văn bản pháp luật, Văn bản pháp luật
Doanh nghiệp không được ủy thác tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh
Thông tư 11/2017/TT-BCT về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa có hiệu lực từ ngày 11/9/2017.
Đầu tư, Quy trình thủ tục, Tin tức văn bản pháp luật, Tư vấn, Văn bản pháp luật
Điểm mới của Luật Đầu tư 2014
Điểm mới của Luật Đầu tư 2014
Từ 01/07/2015, Luật Đầu tư mới nhất số 67/2014/QH13 sẽ chính thức có hiệu lực và thay thế Luật Đầu tư 2005. Luật đầu tư sửa đổi 2014 có những điểm gì mới so với Luật đầu tư 2005, những quy định mới nhất về đầu tư với các điểm đáng chú ý sau. luat-dau-tu-so-67-2014-qh13
1. Không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp nữa
Luật Đầu tư 2014 sử dụng khái niệm “Đầu tư kinh doanh” để thay thế 2 khái niệm trước đây là “Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp”.
2. Giới hạn, cụ thể các ngành nghề đầu tư kinh doanh
Trước đây theo Luật Đầu tư 2005, lĩnh vực cấm đầu tư mang tính chất chung chung, không rõ ràng như: phương hại đến quốc phòng, an ninh, quốc gia… nhưng theo Luật mới chỉ cấm hoạt động đầu tư kinh doanh được liệt kê tại Luật. Đây là quy định tiến bộ, khẳng định “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
3. Liệt kê cụ thể 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Quy định này giúp nhà đầu tư tìm hiểu luôn được các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thay vì trước đây phải tìm hiểu qua các văn bản chuyên ngành. Quy định này cũng tránh được cách hiểu khác nhau của người thi hành, áp dụng luật.
4. Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: 5 ngày làm việc.
Khác: 15 ngày làm việc
5. Bãi bỏ qui định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong nước
Cụ thể, dự án của nhà đầu tư trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó nhà đầu tư chỉ cần hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được và đủ.
6. Thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nay theo Luật Đầu tư 2014 qui định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Đây thực sự là một bước mở nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Read More
Đầu tư, Quy trình thủ tục, Thuê đất và nhà xưởng, Tin tức văn bản pháp luật, Tư vấn
Danh mục các ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư 2020
Từ ngày 01/01/2021, khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư được quy định như sau:
- Dự án đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư; theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư 2020có thay đổi, mở rộng thêm ngành, nghề ưu đãi đầu tư, như: Giáo dục đại học; Sản xuất trang thiết bị y tế; Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành;…
- Dự án đầu tư tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; theo quy định tại Khoản 2Điều 16 Luật Đầu tư 2020 bao gồm: Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
- Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chi tiết của danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư tại “PHỤ LỤC II – DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ” ban hành kèm theo “Nghị định số 31/2021/NĐ-CP” ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ. Cụ thể:
- NGÀNH, NGHỀ ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
- CÔNG NGHỆ CAO, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; đào tạo nhân lực công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
- Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin; sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng; sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
- Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải.
- Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
- Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- NÔNG NGHIỆP
- Trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ, phục hồi rừng tự nhiên.
- Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, chế biến lâm sản ngoài gỗ.
- Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản, phát triển giống cây trồng lâm nghiệp công nghệ cao.
- Sản xuất, khai thác và tinh chế muối.
- Đánh bắt hải sản xa bờ kết hợp ứng dụng các phương thức ngư cụ đánh bắt tiên tiến; dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng cơ sở đóng tàu cá và đóng tàu cá.
- Dịch vụ cứu hộ trên biển.
- Đầu tư nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học sử dụng làm thực phẩm.
- Sản xuất sản phẩm đồ gỗ; sản xuất ván nhân tạo, gồm: ván dán, ván ghép thanh, ván MDF.