Luật sư của bạn, Tư vấn
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử với nhà đầu tư nước ngoài
Dịch vụ thương mại điện tử (DVTMĐT) là gì?
Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, “Dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động thương mại theo đó bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ”. Hình thức thể hiện rõ nhất của hoạt động TMĐT là cung cấp một website để các tổ chức cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan đến bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Căn cứ vào bản chất của ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư hoạt động DVTMĐT thực hiện đăng ký những mã ngành CPC sau: Dịch vụ thực hiện phần mềm (CPC 842), Các dịch vụ máy tính khác (CPC 849), Dịch vụ xử lý dữ liệu (CPC 843),…

Điều kiện hoạt động dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài
Hoạt động thương mại điện tử thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài nên điều kiện áp dụng khác với nhà đầu tư trong nước. Điều kiện để tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động cung cấp dịch vụ này được cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Do hoạt động thương mại điện tử chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên nên nhà đầu tư phải đáp ứng các tiêu chí:
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Giấy phép kinh doanh hoạt động thương mại điện tử do Sở Công thương nơi doanh nghiệp của nhà đầu tư đặt trụ sở cấp. Thời hạn của Giấy phép là 05 năm. Sau khi có Giấy phép kinh doanh, công ty cung cấp DVTMĐT tử còn phải thực hiện thủ tục đăng ký website hoạt động DVTMĐT tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Một số lưu ý
Hoạt động cung cấp DVTMĐT của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn bị kiểm soát khá nghiêm ngặt nhưng đã có những nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các công ty cung cấp hoạt động ngành nghề này ở Việt Nam, điển hình là 4 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều có vốn đầu tư của nước ngoài. Trong đó, Lazada có phần lớn vốn của tập đoàn Alibaba, Sendo hiện có gần 35% vốn trong nước và hơn 65% vốn đến từ 16 cổ đông nước ngoài.
Hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ngoài việc yêu cầu nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế còn phải thực hiện hoạt động xin Giấy phép kinh doanh. Quy trình để nhà đầu tư hoạt động ngành nghề này tại Việt Nam khá phức tạp vì phải thông qua ý kiến của Bộ Công Thương. Công ty Luật TNHH Inco Minh Anh sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư giải đáp và thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể đi vào hoạt động, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH INCO MINH ANH
Hotline: 0982674857
Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Leave a reply