Đăng ký doanh nghiệp, HỎI ĐÁP, Tư vấn
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1.Tên doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp phải bằng tiếng Việt, có nghĩa, phát âm được, không lấy tên địa danh, lịch sử và phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Tên dn bằng tiếng nước ngoài: phải được dịch chính xác từ tên tiếng Việt.
- Tên viết tắt: được lấy các tên riêng hoặc ký tự từ 2 phần trên.
2. Vốn điều lệ:
- Doanh nghiệp tự khai vốn điều lệ, không cần chứng minh vốn đối với các ngành kinh doanh không cần vốn pháp định.
3. Ngành nghề kinh doanh:
- Doanh nghiệp ghi rõ ngành nghề, các sản phẩm đang kinh doanh.
- Nhóm ngành sản xuất, in ấn theo quy định không hoạt động trong khu dân cư tập trung ( nội thành).
- Nhóm ngành cần có chứng chỉ hành nghề: theo qui định của từng nhóm ngành qui định tại các Luật quản lý chuyên ngành
4.Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp thường gặp:
a.Doanh nghiệp tư nhân :
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ Doanh nghiệp tư nhân có quyền chuyển nhượng và cho thuê Doanh nghiệp của mình;
- Chủ nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trên số tài sản của chủ Doanh nghiệp.
b.Công ty Hợp danh:
- Phải có ít nhất là 02 thành viên là sở hữu chung của Công ty, gọi là thành viên hợp danh; ngoài ra còn có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình tại Công ty về các nghĩa vụ của Công ty;
c.Công ty TNHH một thành viên:
- Do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ tại Công ty;
- Công ty TNHH một thành viên không được phát hành chứng khoán;
- Công ty TNHH một thành viên có thể chuyển đổi thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng cách tiếp nhận thêm thành viên khi Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn của mình hoặc tăng vốn điều lệ khi nhận thêm phần vốn góp của thành viên mới vào Công ty.
d.Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
- Thành viên là tổ chức, cá nhân nhưng số lượng không vượt quá 50;
- Thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vào Công ty;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được tự do chuyển nhượng khi đủ điều kiện theo quy định;
e.Công ty Cổ phần:
- Vốn Điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông là tổ chức, cá nhân số lượng tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình vào Công ty;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ các trường hợp chuyển nhượng có điều kiện và không được chuyển nhượng);
- Công ty Cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn;
So sánh:
Loại hình Dn thường gặp
|
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN | CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN | CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN | CTY CỔ PHẦN |
Các loại thuế phải nộp | Thuế MB, Thuế GTGT, Thuế TNDN. | Thuế MB, Thuế GTGT, Thuế TNDN. | Thuế MB, Thuế GTGT, Thuế TNDN. | Thuế MB, Thuế GTGT, Thuế TNDN. |
Đặc điểm | Một chủ doanh nghiệp quyết định mọi vấn đề, rất tiện lợi kinh doanh gia đình hoặc từ hộ cá thể lên dn. | Một thành viên, cơ cấu quản lý đơn giản, Chủ sở hữu có thể kiêm Giám đốc và người đại diện pháp luật, có thể chuyển đổi dể dàng thành công TNHH 2 thành viên. | Hội đồng thành viên có quyền cao nhất, các vấn đề trong công ty được quyết định thông qua bàn bạc trao đổi giữa các thành viên. Mô hình này thuận tiện cho các định hướng kinh doanh ổn định lâu dài | Công ty phải có ít nhất 03 thành viên, Cơ cấu quản lý chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của cổ đông góp vốn. Rất thuận tiện huy động vốn từ công chúng thông qua việc phát hành cổ phiếu và tham gia thị trường chứng khoán. |
Trách nhiệm và quyền hạn
|
Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh. | Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. | Mỗi thành viên trong Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Công ty. | Mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty |
Leave a reply